Kinh nghiệm ôn thi TOEFL iBT nào


Đang tìm các loại “kinh nghiệm” apply for higher education, mình thấy nhiều loại chia sẻ kinh nghiệm quá, thôi thì cũng viết 1 bài blog về kinh nghiệm ôn TOEFL nào. Mình có mỗi cái kinh nghiệm này để mà chia sẻ. :)) Anyway, chủ yếu là vì cũng quen nhiều các em nhỏ hơn 1 vài tuổi, viết để sau này cho các em đọc và thi.

Trước hết, sơ qua 1 chút background để mọi người xem mức độ phù hợp với bản thân, từ đó có thể điều chỉnh các kinh nghiệm dưới đây cho phù hợp hơn. 😉

  • Đầu tiên, mình không phải là học sinh chuyên Anh mà cũng ko học ở trường thành phố (vấn đề học tiếng Anh ở tỉnh lẻ thì…) :)) Đến tận hè lớp 11 mới quyết định đi thi Ngoại thương khối D nên mới bắt đầu đi học tiếng Anh để thi đại học.
  • Thứ hai, sau khi đã vào ĐH học 1 số hôm ở lớp thường quá chán, bạn Hải đã apply vào học trong chương trình American Accredited Undergrad Program hợp tác tổ chức giữa FTU vào Colorado State University. Đến 95% các môn học là bằng tiếng Anh (giảng dạy bằng giảng viên người Việt hoặc giảng viên CSU) trong đó ngôn ngữ giảng dạy, làm bài tập và giáo trình đều là tiếng Anh.
  • Thứ ba, bạn mình thi TOEFL vào tết năm thứ 4, tức là khi thi TOEFL mình đã có khoảng 3 năm rưỡi nghe giảng và đọc giáo trình bằng tiếng Anh.
  • Cuối cùng, kết quả TOEFL iBT là 105/120, không được cao như mong đợi nhưng thôi cứ đổ tại hoàn cảnh có nhiều bất lợi đi. =))

Bây giờ đến phần kinh nghiệm:

  • Ôn ở đâu: mình không thể suggest 1 trung tâm nào tốt cả vì mình hoàn toàn ôn ở nhà.
  • Vậy ôn thế nào?  theo kinh nghiệm của bản thân thì mình thấy là cực kì quan trọng phải có grammar vững chắc, sau đó liên tục nghe và đọc tiếng Anh thì khả năng sẽ lên nhanh. Năm thứ 1 ĐH, điểm của mình rất thảm (so với các bạn ở lớp) vì học toàn bằng tiếng Anh mà tiếng Anh của mình không có gì ngoài kiến thức thi ĐH (được cái mình học ngữ pháp rất kỹ) còn các bạn toàn học sinh chuyên Anh rất kinh khủng rồi. :)) Dù vậy, đến kì 2 năm thứ 1 thì cảm thấy không còn bị choáng ngợp quá nữa. Và đến khi thi TOEFL thì điểm mình cũng tầm tầm như các bạn. Từ đó mà đưa ra kết luận: dù bạn có 4 năm học tiếng ANh thôi trong khi các bạn khác học tiếng ANh intensively trong hẳn 7 năm liền thì vẫn có cơ hội rút ngắn khoảng cách bằng công thức: thật vững ngữ pháp, sau đó nghe và đọc nhiều.
  • Ôn những gì:
    • Như đã nói bên trên, rất quan trọng là đầu tiên vững ngữ pháp đã. Về cơ bản, người ta hay nói học ôn TOEFL hay IELTS sẽ có 1 số techniques để trả lời câu hỏi mà không nhất thiết phải hiểu nội dung. Thật ra điều đó khá sáo rỗng. Hoặc ít nhất theo kinh nghiệm bản thân thì hồi năm lớp 12 nghe thử bài nghe TOEFL xong nản quá, bỏ học luôn. =)) Không thể không hiểu mà vẫn trả lời được đâu. Hay đúng ra đôi khi không hiểu vẫn trả lời được, nhưng tỉ lệ chỉ khoảng 3 – 4 câu trên vài chục câu mà thôi.
    • Để hiểu được thì ngoài ngữ pháp chắc, vấn đề rất quan trọng là quen với phong cách nói, phong cách viết và biết thật nhiều từ. Các bài nghe, đọc hay nói, viết của TOEFL chủ yếu là có nội dung giống như trong giáo trình của Mĩ, nên phong cách và ngôn ngữ giống với giáo trình Mĩ. Đọc báo, xem TV có thể là 1 cách nhưng những ai đã đọc textbook và đọc báo sẽ thấy là nó là 2 phạm trù tương đối là khác biệt. Vì vậy tốt nhất là kiếm các textbook của Mĩ để đọc. Trong khi mình ôn và thi thì đã gặp rất nhiều bài mà làm xong thở phào thấy mình may mắn kinh khủng vì đã học môn này, đã đọc giáo trình kia nên mới biết những từ đấy, các bạn khác không học như mình thì làm thế nào mà trả lời được nhỉ. Kiểu đó. Ngắn gọn: đọc nhiều để trở nên quen với phong cách và ngôn ngữ.
    • Note: nội dung bài thi có thể ở rất nhiều môn, từ khảo cổ học đến kinh doanh, từ địa chất học đến kinh tế hay lịch sử,… thế nên chỉ học 1 vài quyển sách TOEFL rồi cố học hết các từ mới trong đó mình cũng không nghĩ là khả quan lắm, vì bài thi hoàn toàn có thể chọn các topic khác với các topic trong sách ôn, và như vậy, jargons sẽ khác. ĐỌc thế đừng bi quan quá. :)) Sẽ có tip ở đoạn làm test sau. Ở đây chỉ có ý là TOEFL ko phải là vấn đề vài tháng, mà để có điểm tốt phải học rất lâu dài, còn thời gian được-gọi-là-ôn-TOEFL thật ra chỉ nên là thời gian học kĩ năng, kĩ thuật và công thức làm bài thôi. Tất cả những cái khác nên học càng sớm càng tốt.
  • Sách: đầu tiên rất quan trọng là phải chọn sách tốt. Có những sách rất khó mà nội dung không sát với nội dung bài thi thật TOEFL (ví dụ như Barron’s TOEFL iBT chẳng hạn – mình thấy có khác còn khó hơn nhưng không hiểu sao các bạn hay kêu sách này, anw, đúng là nó ko sát với đề TOEFL lắm). Có những sách mà câu hỏi rất sát với bài thi thật (ví dụ Cambridge). Sát ở đây ko phải là hỏi câu hỏi có nội dung na ná, mà là câu hỏi yêu cầu trình bày theo cách tương tự, từ đó format câu trả lời mà mình đưa ra cũng giống như trong sách hướng dẫn, sẽ dễ dàng để trình bày ý kiến một cách mạch lạc và khoa học hơn. Rất tiếc là mình chưa nhận được hết dữ liệu trong máy tính cũ của mình nên ko có list các sách mình sử dụng để ôn hồi đó bây giờ. Nhớ là có khoảng 3 – 4 sách gì đó, và cũng không học hết sạch cả 3 – 4 quyển đó, thứ nhất là chỉ có 2 tuần để ôn, thứ 2 là cũng ôn chọn lọc để biết cách làm nên nếu thấy ok rồi thì ko ôn phần tương tự của sách khác nữa. Khi nào có hết dữ liệu sẽ post vào đây bổ sung.
  • Cụ thể từng phần:
    • Đọc: về cơ bản là không cần phải ôn gì (với điều kiện đã chăm chỉ đọc sách trước đó và đã quen với phong cách viết và trình bày ý kiến kiểu Mĩ :)) ). Đối với mình, mình chỉ làm thứ 2, 3 test gì đó xem mình có được 30/30 ko (LOL, đến lúc thi đc có 29 :)) ). Theo mình, luyện đọc quan trọng nhất là luyện đối phó và quản lý thời gian.
      • NÓi đùa vậy, bản thân mình làm thử 2 – 3 test để quen với áp lực thời gian và xử lý tình huống với thời gian, từ đó có kinh nghiệm làm bài. Ví dụ, thông thường 1 đoạn văn có 4 – 5 dòng, nếu đọc 1 đoạn bao nhiêu lâu ko hiểu thì nên chuyển sang đoạn khác? Hay là 1 bài đọc thường có độ dài tầm nào, mình đọc với tốc độ nào thì vừa kịp trả lời? vân vân, những câu hỏi kiểu như thế. Dù ở nhà có coi như mình đang đi thi và làm bài rất nghiêm túc thì áp lực lúc thi vẫn lớn hơn nhiều. Và theo như vài bạn đã đi thi thì đều nói đề reading của test thật đều khó hơn bài khó nhất trong sách ôn.
      • Luyện kĩ năng note-taking: rất quan trọng. Khi đọc cần phải outline ra bài đọc (để lúc cần thì tìm lại thông tin cho dễ hoặc trả lời các câu về cấu trúc, suy luận, vân vân chẳng hạn). Ngoài ra nếu thấy 1 số term, concept quan trọng, có thể note ra số dòng, số đoạn để lúc cần nhanh chóng tìm ra, đọc lại.
    • Nghe: khi luyện nghe, theo mình quan trọng nhất là luyện đc 2 cái sau đây:
      • Ghi chép lại thông tin quan trọng. TOEFL ko được vừa nghe vừa trả lời câu hỏi như IELTS đâu mà phải nghe hết cả bài nghe dài rồi mới được trả lời. Do đó nếu bạn ko ghi chép lại bạn sẽ không trả lời được câu hỏi.
      • Nhận biết được thông tin quan trọng. Cái này cực kì quan trọng nhá. :)) Họ cứ thế nói, mình ko biết đc cái gì quan trọng thì sẽ ko take note kịp (nói tiếng Việt còn chả kịp nữa là nói tiếng Anh!) Nhưng định nghĩa thế nào là quan trọng? Nghĩa là những thông tin sẽ là câu trả lời cho câu hỏi. KHi làm bài luyện nghe, bạn nên để ý kĩ sau mỗi phần nghe thường hỏi về cái gì, từ đó dần dần sẽ nhận ra được những thông tin nào “có nguy cơ cao” là sẽ bị hỏi sau bài nghe. Theo như mình nhớ, thường sẽ hỏi về: ví dụ, định nghĩa, thái độ,… Thế nên cứ nghe thấy họ giải thích concept gì mà đến đoạn “for example” là phải giỏng tai lên nghe ngay, có số má gì, tên tuổi ra sao là ghi vào cấp tốc. :))
    • Viết: khi luyện viết, theo mình quan trọng nhất là 2 cái sau đây:
      • Thành thạo format câu trả lời cho các bài viết của TOEFL. Có 2 dạng thôi nên cũng không phải nhớ nhiều format đâu. Nhưng phải thật thành thạo. Mỗi đoạn nên có bao nhiêu câu, câu 1 nói gì, câu 2 nói gì, câu 3 nói gì, câu bóng bẩy để chỗ nào, câu kết luận để ở đâu, vân vân. Mỗi bài nên có bao nhiêu đoạn, ý chính mỗi đoạn là gì. Mấy câu để trình bày quan điểm, bao nhiêu ví dụ là hợp lí, mấy câu để viết ví dụ, chọn ví dụ như thế nào, chung chung hay cụ thể. Cái đó có 1 vài pattern cơ bản, nếu thành thạo thì sẽ có bố cục logic, ý sáng sủa, điểm cộng. 😀 Nhưng nếu thêm 1 chút tinh tế để câu cú mượt mà, suôn sẻ hơn thì dĩ nhiên điểm sẽ rất cao. (Tranh thủ khoe tí, bạn Hải được 29/30 phần viết đấy. ;;) ) Còn luyện thế nào? Đọc/nghe đề, outline và viết thử, sau đó so với sample để xem outline của họ như thế nào, trình bày ra sao, so sánh giống và khác thế nào qua 1 vài bài là sẽ nhận biết được.
      • Ghi nhớ 1 số từ ngữ, mẫu câu, cụm từ quan trọng: bài viết của TOEFL là trình bày ý kiến, dù là task 1 hay task 2, nên sẽ có 1 nhóm từ về việc trình bày ý kiến như là argue, believe, say, think, etc. Nói chung có rất nhiều từ với sắc thái khác nhau và mức độ mạnh yếu trong việc khẳng định ý kiến khác nhau nên cần phải ghi nhớ. Ngoài ra cả bài mà cứ ông này say, ông kia think, rồi lại say, rồi lại think thì rất nhàm chán, vì chỗ nào cũng đều đều. Việc sử dụng nhiều từ với sắc thái khác nhau sẽ thể hiện được mình hiểu thông tin đến thế nào (ông nào có ý kiến mạnh, ông nào chỉ là nghĩ thế thôi nhưng không có nhiều bằng chứng lắm, vân vân) hoặc thái độ của mình nữa. Điểm cộng là chắc chắn.
    • Nói: cũng như viết, nói cũng có những câu hỏi với những mẫu hình nhất định, đòi hỏi câu hỏi có những format nhất định, nhưng nói đòi hỏi phải nhớ nằm lòng các format này kinh khủng hơn viết, vì khi nói chỉ có vài chục giây để trả lời. Nói không suy nghĩ gì mới đưa ra được câu trả lời đủ ý, đủ dài để nhận điểm tốt. Mà nói lại có đến 6 câu nên càng phải đầu tư thời gian luyện trả lời đúng thời gian và thuộc format. Đối với mình đây là phần tốn thời gian nhất. 3 phần kia ôn trong 1 tuần và ôn nói trong 1 tuần còn lại. Khi ôn nên:
      • Vừa nghe vừa take note hoặc outline câu trả lời trong thời gian chuẩn bị.
      • Nói và ghi âm để nghe lại phát âm của mình thường những chỗ nào ghi âm vào sẽ nghe không rõ.
      • Outline format các câu trả lời ra, cố gắng ghi nhớ thật kĩ vào.
  • Các tips khi thi: Đây là 1 vài tips khi đi thi nhé:
    • Đọc: nên outline ra như đã nói bên trên. Ngoài ra khi nhận ra có thông tin nào quan trọng hoặc mình chưa hiểu lắm, đừng bỏ quá nhiều thời gian vào đọc đi đọc lại mà có khi lúc sau ko cần hiểu cái đó mình vẫn hiểu được các ý tiếp theo, như thế rất tốn thời gian. Song để đảm bảo là nếu cần sẽ tìm thấy lại ngay được để đọc, nên ghi lại term hay concept kèm số dòng, số đoạn để tiện tra cứu lúc sau.
    • Nghe: không nghĩ ra khuyên gì. :))
    • Viết:
      • PHẢI outline trước khi viết, outline trong khoảng 2 – 3 phút. Không thể không outline được nếu muốn điểm tốt. Mĩ ko văn hoa dài dòng như Việt đâu. Họ đánh giá cao việc suy nghĩ mạch lạc, trình bày thông tin một cách càng logic càng tốt, và có bằng chứng thuyết phục rõ ràng. Nếu ko outline, thì rớt ngay từ tiêu chí logic rồi.
      • Cái gì không chắc chắn đúng thì đừng viết vào. Thà chọn 1 từ kém mạnh hơn còn hơn viết 1 từ tưởng là mạnh hơn nhưng lại sai vào. Cố gắng viết đúng nhất có thể, dù là có phải diễn đạt 1 câu dài hơn bình thường.
      • Trong thời gian chờ setup máy móc (hoặc cố tình câu giờ chưa bắt đầu log in để làm bài lúc đầu chẳng hạn) có thể ghi ra nháp format câu trả lời của task viết sẵn để khi cần làm bài thì dựa theo format đó mà làm outline cho dễ. Nói chung tranh thủ được thời gian ko bị đo đếm vào làm các việc có ích được càng nhiều càng tốt. :))
    • Nói:
      • Như trên, trong thời gian chờ, nên viết format câu trả lời các phần nói ra, theo trình tự sẽ nói. (có 6 câu, câu 1 luôn là loại này, câu thứ 2 luôn là loại kia,… nên hoàn toàn yên tâm với thứ tự các câu hỏi nói đã ôn ở nhà). Trong khi thi thì note vào trực tiếp tờ đấy hoặc note vào tờ khác nếu ko chắc mình nhanh chóng phân loại thông tin đc vào các mục khác nhau. Sau đó khi nói thì nhìn theo format để nói để đảm bảo không sót ý nào cả.
      • Nên chuẩn bị sẵn tâm lý là có thể lúc mình đang nghe và take note cho bài nói thì thằng bên cạnh lại đang nói và nó có thể nói rất to đến nỗi mình ko thể nào nghe nổi. (Frustrating, hah?!) Nên ngồi kiểu chống tay phải xuống, kẹp chặt tai nghe vào tai, tay thì take note còn tay trái thì ấn chặt tai nghe bên kia vào tai để cố gắng nghe nhất có thể. :))

Vậy thôi, hết rồi. Hôm sau sẽ có “kinh nghiệm” khác để chia sẻ. :)) ĐI ngủ thôi.

32 thoughts on “Kinh nghiệm ôn thi TOEFL iBT nào

  1. Bài viết của tác giá rất hữu ích và chi tiết, cảm ơn tác giả đã có một bài viết công phu thế này. Không biết tác giả có thể cho phép mình được đưa bài viết này về trang web kiến thức học tập, luyện thi của bên mình được không ạ? Mình sẽ ghi đầy đủ nguồn bài viết. Nếu tác giả đồng ý thì đây là link trang web của bên mình, nguồn bài viết sau khi được tác giả đồng ý mình sẽ cập nhật thêm ạ: https://edu2review.com/blog

    Like

  2. Dạ, cuối năm sau lận chị ơi :), giờ em cứ ôn từ từ, nói chung cũng khá khẩm lên rồi, nhưng luyện thêm cho tới khi nào SUPER :), khi nào có em sẽ cho chị biết, cảm ơn chị đã quan tâm 🙂

    Like

    • wow, chăm học quá, chuẩn bị từ tận bây giờ. 😀 ok em, chị nhớ em đấy nhé, khi nào có điểm nhớ báo cho chị 1 câu. 🙂 Chúc em học tốt. 🙂

      Like

      • ^^ TOEFL khó mà chị, phải cày không thì die chết :), thanks chị, em cũng chúc chị học/ làm việc tốt 🙂

        Like

      • Hi chi, không biết chị còn nhớ em không – em là Vinh 2 năm trước có hứa với chị là thi xong TOEFL báo điểm cho chị 🙂

        Em mới thi đây và chỉ được 101 điểm thôi chị à, bình thường ở nhà khoảng 108, 109, vô thi lần đầu bị bỡ ngỡ và bị distracted khá nhiều nên “hạ màn” còn nhiêu đó, nhưng dù gì thì cũng đã tương đối cao để chuẩn bị đi du học, em được điểm thế này cũng một phần là nhờ kinh nghiệm của chị cùng mọi người, chúc chị những điều tốt đẹp nhất 🙂
        Vinh 🙂

        Like

      • Chúc mừng em! 😀 Điểm vậy là cao rồi, em. Chúc em lên đường đi du học may mắn và gặt hái được nhiều thành công. 🙂 Keep me posted if you have time nhé.

        Like

      • Dạ chắc chắn rồi chị, giờ cũng tới lượt em viết bài chia sẻ cho mọi người 🙂
        Chúc chị buổi tối vui vẻ nha 🙂

        Like

  3. Hi chị, thanks chị nhiều vì bài viết hữu ích này, hiện giờ em cũng đang ôn TOEFL ibt, em có một số câu hỏi mong chị giải đáp, đó là trong các skill em sợ nhất INTEGRATED Writing, em không biết đặt bút xuống viết như thế nào à mặc dù em viết không yếu, vấn đề của em ở đây là, em gần như bị confusing về hướng đi trong việc trả lời một bài Integrated writing, em không biết phải trình bày ý như thế nào để thỏa yêu cầu, đại loại như là cách kết hợp cả 2 bài đọc và nghe, em cảm thấy rất lúng túng để đặt bút viết, chị có thể cho em một vài kinh nghiệm không ạ, và chị có thể cho em tên một cuốn sách hay để ôn về Writing của TOEFL ibt không ạ, Writing em không hề yếu , nhưng em chỉ bị frustrating ở chỗ như em đã nói thôi ạ, em cần những tips có thể giúp em có một template tốt hơn để đối phó với writng, đặc biệt là Integrated, bây giờ Integrated em viết lung tung quá, chả biết làm sao ra làm sao….HIx, thanks chị

    Like

    • Chào em,

      Chị thi cũng lâu rồi nên không còn nhớ nhiều và nguyên vẹn nữa. 😀 Tuy nhiên, ấn tượng của chị về phần Integrated writing là sau khi mình nghe bài nghe và đọc bài đọc thì sẽ thấy có 3 ý nổi lên rất rõ ràng. Thế nên dàn ý cho bài viết cũng thành ra rất rõ ràng rồi, em đi lần lượt argue về từng ý ấy thôi. 1 đoạn mở, mỗi ý 1 đoạn => 3 đoạn và 1 đoạn kết nếu em thích và nếu còn thời gian. Bài viết của chị thì chị nhớ là chị không viết dài dòng, câu cú cũng không có gì quá phức tap hoa mĩ, cốt yếu chỉ là cố gắng thật xúc tích, viết xong cảm thấy không từ nào là thừa, không ý nào là thừa là ổn. Theo chị, cốt yếu để được điểm cao là LOGIC, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Ở mỗi đoạn nói về mỗi ý (phần thân), em nên nói rõ ràng ra mối quan hệ giữa bài nghe và bài nói: bài nghe ủng hộ, bài nói phản đối, 2 bài cùng ủng hộ/phản đối hay thế nào. Sau đó mới trích dẫn lại 1, 2 cái argument/bằng chứng tiêu biểu nhất ở mỗi source là ổn. Nói chung cứ làm rõ được mối quan hệ giữa 2 nguồn để làm nổi bật lên quan điểm của mỗi source về vấn đề là gì là được em ạ.

      Nếu em thấy lúng túng, ko biết viết thế nào cho hay thì cứ tập sẵn 1 cái format ở nhà: câu đầu giới thiệu về vấn đề như thế nào (kiểu dạng như “Vườn nhà em có rất nhiều loại hoa nhưng loại hoa em thích nhất là hoa hồng” mà văn lớp 3 hay làm ý. :))). 3 đoạn thân thì cứ câu đầu là nói về quan điểm của mỗi nguồn => dẫn chứng/argument của từng source. Cứ “công thức hóa” lên để giải quyết vấn đề không biết đặt bút xuống như thế nào thôi em ạ. NÓi chung mình cũng viết có mỗi 1 bài nên áp công thức vào bài viết cũng không bị thành nhàm. 😀

      Quyển sách chị suggest là Official Guide to TOEFL iBT – rất sát với đề thi. Format bài viết của chị cũng là làm theo quyển này đấy em ạ. 🙂

      Chúc em thi đạt điểm cao nhé. 🙂

      Like

      • THanks chị, em cũng đã tìm được 1 template phù hợp cho mình (sưu tập trên mạng rồi biến hóa theo kiểu của em 🙂 ), trong Integrated writing có 2 dạng là cast doubt và support thì phải :), giờ em đã biết cách đối phó như thế nào, em cũng có sách The Official Guide Toefl iBT, cũng đang ngâm cứu :), cảm ơn vì những lời khuyên của chị, khi nào có thắc mắc cho phép em hỏi chị nữa nhé, THanks so much 🙂

        Like

      • Không có gì em. 😀 Khi nào thi xong có điểm thì cho chị biết với nhé. 😀 Chúc em may mắn.

        Like

  4. Pingback: Make IELTS your bitch in 14 days – PART 1: IELTS hay TOEFL | Ngồi nghĩ nát cả óc không ra được cái tiêu đề nào hay :p

  5. Sis, I’m going to take TOEFL iBT test next two weeks. I’m so nervous now cause I’ve never taken any real test. And I have some confusing about the test. So could you give me some experience while taking test. For example, how was the pace of the listening task? Was your reading task difficult? How about the integrated writing task? Was it hard to listening 3 mains points? And was the topic of writing task 2 familiar?

    Thanks sis so much! I would appreciate your share!

    Like

  6. Yay!!!!!! Sis, I’ve got 99!!!!!27 for reading, 28 for writing, 25 for listening. yeah, speaking _the worst_19( terrible, hix).
    However, I’m over joy rightnow^^
    LOL

    Like

  7. Hi sis, The reading part is easier than I thought, hehe!
    But, I didn’t do well at the Speaking task 1 and 2(ironically, indeed:( )
    Everything seems okay, I’m waiting for my result. Thanks very much for your helpful guidance^^

    Like

    • Oh cool! In my case, reading tasks were more difficult than I expected them to be. It’s nice to hear that you didn’t experience the same thing.

      Congratulations on completing the exam! And please share your happiness with me when you get your result. 😉

      Like

  8. Hi Hai,
    It’s really nice and fun to read your experience. I’ve just taken up learning TOEFL in 2 weeks. Actually I encounter a lot of difficulties. I’m planning to prepare for it about 8 months before taking the test. I can do reading, listening at medium level and my English communication may be acceptable, but really terrible in writing. My TOEIC scored is 800. This is my situation now, I hope you can have some judgement about my English ability. I have some question and wish that you could answer or give me some advice :
    – Could you share with me some TOEFL material?
    – Do you think Should I start with which books at my level before starting to learn TOEFL?
    – How many hours per day should I spend to practise?
    – How can I find American textbook as you mentioned in your written.
    Many thanks.

    Like

    • 800 for TOEIC is not bad. I think I was about at that level when I started my first year in university. So I guess you may have some difficulties but not so many with materials I used (I think they are suitable for you too, but the difference is that it may take you more time than it took me to work on them). So:

      – The materials I suggest you use (which are the ones I used) are:
      + Official guide to TOEFL iBT (good for listening, writing and speaking)
      + Cambride preparation for TOEFL iBT (good for listening, writing and speaking as well)
      + Barron’s How to prepare for the TOEFL iBT (I only practiced the reading part of this book)
      + Another book but I’m so sorry that I couldn’t recall what it is.
      Official guide to TOEFL iBT and Cambridge preparation for TOEFL iBT are close enough to the real test. I highly recommend you to use these books. They are not very challenging yet very helpful.

      – If you are not confident with your writing skill, you may review grammar before starting these books. I know “English Grammar in use” is very popular but I find the book “Ngữ pháp tiếng Anh” by Mai Lan Hương to be of more usefulness. I used that book for my university entrance exam into Foreign Trade University. I got 8.5 for the test. It’s absolutely not only due to that book but I gave it a lot of credits for helping me earn such grade.

      – As much as possible but make sure that you don’t study too much that you get tired of it (you should have a negative attitude about the test or about the progress of preparing for it). I used to study intensively, like 4 hours per day, 7 days per week in several weeks. But in your case, I would suggest 1 – 2 hours per day, 6 days per week. If I were you, I would schedule in some way like: in 2 hours, I would spend 1.5 hours on reading and then .5 hour on speaking; or 1.5 hours on writing and then .5 hours on listening. I would split up and alternate skills and tasks so that I would not be too focused on something and missed other things in the whole picture.

      – I do think this question is a tough one. As I told in the blog entry, when I finished my reading part, I wondered how others could do well on it given the fact that they are in the some English courses at school like me. I would ask them how they study to get 29 or 30… However, I would suggest if you’re a student, just look for a textbook that is related to the things you study at school (so that you dont feel you waste time reading about such things). For example, if you study economics, look for an economics textbook and read it. The point is to get you to be acquainted with the way information is presented in “an American-style”. That’s all.

      And feel free to ask me if you need more information or if you find my answer not clear enough for you. 🙂 Good luck.

      Like

  9. Well, in fact I haven’t touched that Cambridge book so far…it’s going to be more difficult, right?
    Thank you so much,sis, I feel much better now…fighting^^

    Like

      • woah, thank you for replying, sis. I’m a 12 grader in a little province. I studied the three Building-Developing-Mastering Skills ofr the toefl ibt at home all by myself, plus 4 other books on reading. listening, speaking, writing written by Rick Crooks(think so…). I have never touched the Cambridge book before=>as you said, more difficult, right? SO, do you think I have any chance achieving the point above 80?(required to enter the program I love at HCMUT). And is it really noisy in the exam room?(this is what makes me worried most:(()
        In the Integrated writing, is it true that there are always three ideas to focus on in the lecture???
        compared to the TOEIC test I took three years ago, TOEFL is a big challenge,:(
        LOL~nice wknd

        Like

      • Dear Ngan,

        I’m from a little province too. So dont worry. 🙂 Just try your best. You can do what you want.

        I’m glad to know that you use the Cambridge book to prepare for the test. The difficult one is Barron’s. Cambridge guide is a good book. It’s not too challenging and very close to the real test. Make sure you follow its tips and formats. I did the same thing and got 105. So, just trust me and trust that book. 🙂

        I don’t know how well you will perform in the test. But if you have tried hard and tried sample tests to find yourself getting around 85 – 90, I think you will probably get 80 out of 120 in the test. Be confident and do your best. That’s it. Don’t worry too much, Ngan.

        Regarding to the question about noise, yes, it might be noisy in the room. But it’s not normal. Normally, you will hear faint sound because of other people doing their speaking part in the test. I was unlucky enough to sit just next to such a rude guy who almost shouted at the microphone and distracted me a lot. I hope you will not encounter the same horrible thing. Don’t worry but make sure you prepare yourself for having to work under some level of noise. Try to be comfortable with it by practicing speaking tasks in an imperfect environment, for example, with your parents talking somewhere around you.

        And about the content of the Integrated writing task, my task had 3 points just as Cambridge book says. I think it’s the case. The points are clearly presented. For example, the speaker will use such words as firstly, secondly to guide you through the whole lecture. You will realize the points easily.

        Feel free to ask me for more if my answer has not satisfied you or if you have further questions about TOEFL iBT test. I’m more than happy to help.

        Good luck,

        Hai

        Like

Leave a comment