Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng AmCham


Năm ngoái mình có thi học bổng AmCham, giải thưởng thì chằng bao nhiêu, có 8 triệu VN đồng thôi. :)) Nhưng có lẽ các giá trị khác thì cũng khá thú vị, vì theo như ông Adam Sitkoff, Executive Director của American Chamber of Commerce Hanoi thì:

học bổng AmCham là học bổng trao cho học sinh năm cuối của 5 trường đại học Việt Nam nhằm highlight những sinh viên tiềm năng nhất cho những công ty của Mĩ tìm kiếm nhân lực chất lượng cao khi hoạt động tại Việt Nam.

Vậy, nói 1 cách khác, đạt được học bổng AmCham là có thể nói, tôi là một sinh viên tiềm năng cho các công ty của Mĩ, cả về mặt khả năng, học thức, thái độ và phong cách (dựa trên các vòng thi của học bổng AmCham) do Phòng Thương mại Hoa Kì chứng nhận hẳn hoi. :))

Chính vì giá trị tinh thần này mà học bổng AmCham cũng trở nên khá thú vị và mang lại thêm 1 chút ánh sáng cho resume của AmCham scholars. Cũng chính vì vậy mà mình sẽ viết blog chia sẻ thêm 1 chút về học bổng này.

Thực chất thì trước vòng phỏng vấn – vòng cuối cùng, mình có được gửi cho bài blog này để tham khảo: http://quynhxq.blogspot.com/2010/11/chia-se-cac-vong-thi-hoc-bong-amcham.html. Đây là bài blog của 1 former AmCham scholar và các vòng từ screening, English test và ProfileXT đã được viết khá giàu thông tin. Tuy vậy, còn thiếu vòng phỏng vấn, thế nên trong bài blog này, mình sẽ chỉ add thêm 1 số notes về 3 vòng thi blog kia đã nói đến và discuss về vòng phỏng vấn của học bổng AmCham.

– Về vòng screening: năm của mình thì có khá nhiều essay nho nhỏ, khoảng 15 – 20 dòng mỗi essay và cũng cần phải suy nghĩ một chút. Những câu hỏi sẽ kiểu như: “Nếu có thể thay đổi 1 đặc điểm gì đó của người Việt Nam, bạn sẽ thay đổi điều gì?”, “Bạn tự hào về điều gì nhất của người Việt Nam?”, “Nếu có thể thay đổi 1 trải nghiệm gì đó trong thời sinh viên, bạn thay đổi điều gì?”, vân vân.

Cách của mình làm là trả lời rất cẩn thận mặc dù vòng này không loại nhiều người lắm, vì profile của mình sau này sẽ được review lại trước vòng phỏng vấn (dù khi làm vòng screening, mình không biết điều đó, chẳng qua tại tính cầu toàn nên trả lời hết sức thấu đáo. :))) Điểm mấu chốt mình luôn giữ trong đầu khi làm hồ sơ vòng này là:

dù các câu hỏi có khác nhau như thế nào, phải luôn trả lời theo cách làm nổi bật 1 hoặc 1 vài đặc điểm nổi bật nhất hoặc mình muốn họ biết nhất của bản thân mình. Ví dụ, mình là một người cầu tiến, thái độ cực kì nghiêm túc trong công việc, hướng tới mục tiêu thì khi trả lời tự hào nhất điều gì về người Việt Nam, mình sẽ trả lời là khả năng thích nghi tốt và thái độ đóng góp, vượt qua bất lợi để đạt được mục tiêu; khi trả lời muốn thay đổi điều gì ở người VIệt Nam nhất thì trả lời là người Việt Nam tuy chăm chỉ nhưng vẫn còn chưa thật sự chủ động trong công việc nên chưa innovative (imply là tôi rất chủ động trong công việc đấy), vân vân. Tóm lại, dù họ hỏi gì thì luôn có cách để mình lái về và nói về tính cách và thái độ của bản thân mình.

Thêm nữa, nếu thái độ và tính cách mà mình muốn họ biết lại không phù hợp với tiêu chí của họ thì cũng vứt đi. Thế nên, 1 điều mình luôn luôn làm là khi bắt đầu làm hồ sơ apply cái gì đó đều vào website của họ, đọc xem sứ mệnh, mục tiêu, ý nghĩa,… của sự kiện/công việc/tổ chức đó là gì. Từ đó xác định xem những tính cách nào họ cần mà mình có để focus vào những tính cách đó. Copy những thông tin này vào onenote, và highlight lên những điểm chủ chốt. Nhớ là luôn nhìn vào “những gì họ cần” để viết về “những gì mình có”.

Cách trả lời câu hỏi này mình nghĩ là không chỉ có lợi trong việc thi học bổng AmCham mà có lợi trong việc apply rất rất nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) các thứ khác.

– English test: không có gì nhiều để nói. Chỉ là test vừa dễ vừa khó. :)) Dễ là vì grammar rất dễ, ngoài phần grammar chỉ có phần nghe từng câu, nhận biết từ, ngoài ra không có essay hay nghe bài luận dài và trả lời câu hỏi. Nhưng khó là ở chỗ các từ để nhận biết (thường là 1 cặp từ) phát âm giống nhau kinh khủng và cũng cực kì hợp cho ngữ cảnh, khó mà dựa trên nghĩa để đoán được. Thêm 1 điểm là, AmCham scholarship là học bổng của Mĩ nhưng English test thì lại được đọc bằng giọng Anh… Thế nên những bạn nào quá quen với American accent và cảm thấy khó khăn với British accent (như mình chẳng hạn 😦 ) thì sẽ cảm thấy phần này hơi khổ sở 1 tí.

– ProfileXT: consistency is the key! Các câu hỏi trắc nghiệm không có đúng sai. Họ không nói đúng hay sai thế nào, chỉ là mình biết, theo văn hóa Mì sự thống nhất được đánh giá cao. Vậy nên, bạn nên nghĩ xem câu hỏi đó định đánh giá phẩm chất gì của mình – ví dụ flexible hay disciplined, để các câu hỏi sau cũng hỏi về phẩm chất đấy thì nên trả lời cho thống nhất để vẽ ra hình ảnh của bạn với những phẩm chất rõ ràng.

– Phỏng vấn: Thật ra các vòng khác mình không sợ nhưng trước vòng này thì mình khá lo lắng là mình sẽ không được học bổng, bởi 1 điều, mình nghĩ rằng người Mĩ và các công ty Mĩ sẽ highly evaluate những ứng cử viên cực kì action-oriented trong khi trong thời gian đó, mình đang gặp khủng hoảng về mục tiêu nên thiên về suy nghĩ hơi nhiều và không hứng thú với việc triển khai các loại ý tưởng cho lắm. Nếu thể hiện ra đúng tình trạng của mình lúc đó, có thể họ sẽ cho là mình không phù hợp với các công ty Mĩ và như vậy mình sẽ fail. Thế nên mình đã suy nghĩ khá nhiều về việc tưởng tượng ra một “tôi” với các tính cách họ mong muốn và trả lời thật thống nhất theo hình tượng đó hay nói thật lòng mình. :)) Nghe có vẻ không liên quan đúng không :)) nhưng đó thực sự là một cuộc cân não giữa sự thành thực với bản thân với đối trọng là tiền và danh ở phía bên kia. Cuối cùng thì mình vẫn chọn trả lời theo đúng những gì mình cảm thấy và suy nghĩ vào thời gian đó, mặc dù có thể fail cái học bổng đấy.

Và ngạc nhiên là mình vẫn được học bổng! Cái key ở đây (cũng là điều mình giữ trong đầu và lấy tự tin vào các câu trả lời của mình) là lưu ý của interviewers (thường là giám đốc nhân sự của 1 số công ty Mĩ) trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn là:

“your answers are not as important as the way you answer.”

Có nghĩa là bạn có thể nghĩ thế này, bạn có thể nghĩ thế kia nhưng chỉ cần bạn trả lời một cách logical, thuyết phục và rõ ràng nghĩa là bạn ghi điểm! Be communicative, that’s they key.

Trong phần phỏng vấn sẽ có vài câu hỏi nhỏ, 1 – 2 câu liên quan đến profile bạn đã làm để nộp cho phòng screening, thế nên: hãy đọc lại câu trả lời cho các essays bạn đã viết cho vòng screening để chắc chắn là bạn thống nhất trong cử chỉ, hành động và suy nghĩ. Nếu trả lời trong essay 1 kiểu rồi trả lời phỏng vấn 1 kiểu thì đúng là thảm họa đấy. Tin mình đi, không thống nhất là thảm họa, trừ khi sự không thống nhất là do bạn nhận ra bạn từng sai và giờ bạn nhận ra cái gì là đúng. Nếu bạn giải thích được tại sao bạn lại nhận ra ngày xưa bạn từng sai thì đó thậm chí còn có thể là điểm cộng.

Sẽ có 1 vài câu hỏi về thái độ và tính cách của bạn. Không đúng hay sai. Như mình đã nói đấy, mình từng e ngại là tính cách của mình lúc đó không phù hợp với tiêu chí của họ và mình sẽ fail nhưng sự thực là mình vẫn được học bổng. Dĩ nhiên, tính cách nào mà unfavorable quá thì đừng nói ra, nhưng còn lại, cứ tự tin và trả lời một cách cặn kẽ. Nói vậy chỉ để bạn biết rằng bạn sẽ không bị hỏi về kiến thức hay gì mà chủ yếu các câu hỏi là về khả năng truyền tải suy nghĩ của bạn và về thái độ, tính cách của bạn.

Cuối cùng là present câu trả lời về 1 tình huống mà bạn đã được giao cho trước đó. Khi bạn đến chuẩn bị, họ sẽ đưa cho bạn 1 tờ câu hỏi tình huống trước khoảng 10 phút hay gì đó (mình ko nhớ cụ thể) để bạn suy nghĩ trước. Tình huống khá là éo le nên bạn rõ ràng là cần phải chuẩn bị trước. Thêm nữa, vì motto “câu trả lời của bạn không quan trọng bằng cách bạn trả lời” nên đừng chỉ quyết định mình sẽ chọn lựa chọn gì, mà hãy outline ra câu trả lời như 1 bài essay hẳn hoi. Câu mở đầu là gì. Phần giữa triển khai những lí do gì, arguments gì. Câu kết luận bạn sẽ nói gì. Outline rõ ràng ra như khi bạn viết luận ấy và nhìn vào đó để trả lời khi bạn present. Và một lần nữa, các câu hỏi dù hỏi về cái gì cũng là để test thái độ, suy nghĩ của mình, nên hãy lái câu trả lời theo thông điệp mà mình muốn truyền tải. Câu hỏi của mình hồi đó khá thú vị, và mình đã viết 1 ít về câu hỏi đó ở đây. 😉 https://haivule.wordpress.com/2011/12/21/y-nghia-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%9Di-gian/

Vậy thôi.

Chúc cho các em kém chị 1 tuổi năm nay thi học bổng AmCham đều được học bổng ấy. :))

11 thoughts on “Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng AmCham

  1. Hi. Năm nay em cũng apply thử Amcham Hà Nội. Sáng nay mới test tiếng Anh round 3 xong mà kém quá chị ạ. Các bạn toàn 160/200 trở lên mà em chỉ có 146 🙂 Giờ chắc em chỉ hi vọng Screening round và profile XT 🙂

    Like

    • oh tụi em còn được biết điểm English test hả? Tụi chị chỉ biết pass hay fail thôi. 🙂 Năm nay cơ cấu các vòng thay đổi hả em? Hồi tụi chị thi là cứ sau mỗi vòng là loại hay giữ, chứ không cộng điểm tích lại, nên dù điểm thấp hay cao mà trong tốp đầu thì cũng là đi tiếp rồi. Cố lên nha em.

      Liked by 1 person

      • À không chị em. Năm nay tại cái đề nó đề rõ ràng nguồn lấy đó chị. Em lên mạng tra một phát được luôn rồi cả đáp án nữa chị ạ 😉 Chấm thì ra vậy :))) Chứ vòng 4 cũng là tổng hợp cả 3 vòng trước rồi mới lọc ra xem ai được mời PV :))

        Hihi kết quả thế nào giờ em cũng thấy bình thường rồi chị 🙂 Keep calm and move on :))

        Like

  2. chào chị ah, chị cho e hỏi bài essay thì cần phải viết bằng English hay tiếng việt thế chị ?
    thanks chị nhiều 😀

    Like

  3. bài viết của chị rất hữu ích, e học hỏi được nhiều về cách xin học bổng cũng như những kĩ năng trong các vòng. cảm ơn chị rất nhiều !!!

    Like

  4. E vừa share cho 1 ng bạn e đang có ý định apply học bổng của KPMG chị ạ. K giống nhau lắm nhưng thực sự có ích. “Thay mặt bạn e”, thanks c yêu nhá:x

    Like

  5. I believe consistency is the key in all rounds. In the application screening round, I said I would like to work in finance, in the ProfileXT round, i proved that I had suitable skills for financial services, and in the Interview, I talked about all the investment-related risks when discussed the legal system of Vietnam.

    I was not very confident because I was not very fluent when doing the Interview, still, I got the scholarship. it may be because I was consistent.

    There is no UNI key in lib lab, that’s why i have to write in Eng. 😀

    Like

Leave a comment