Cài app điện thoại nào để du lịch nước ngoài tự túc là chuyện đơn giản


Chào các bạn,

Đi du lịch nước ngoài, không chỉ pack đồ vào vali, bạn đừng quên pack cả chiếc điện thoại của mình với những app hữu ích giúp chuyến đi thật dễ dàng và suôn sẻ nhé. Việc điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta là chuyện không còn cần phải bàn cãi. Nhưng chiếc điện thoại càng trở nên hữu dụng hơn nữa đặc biệt trong các chuyến du lịch nước ngoài, khi mà hầu hết thời gian chúng ta đều không có laptop ở bên mình. Trong bài viết này mình giới thiệu một số app hoàn toàn free mà mình rất thích và tin chắc cũng sẽ giúp cho chuyến đi của bạn suôn sẻ, dễ dàng hơn rất nhiều.

(1) Muốn biết làm thế nào để đi từ A đến B bằng phương tiện giao thông công cộng: hãy cài Rome2Rio
.
Thuê taxi hay xe riêng thì rõ ràng là đơn giản nhưng quá tốn kém. Cách tốt hơn thường là sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên chúng ta thường sẽ khá lúng túng không biết nên đi tàu hay đi bus, đi chuyến nào, tuyến nào,… vì không nắm rõ được hệ thống giao thông ở một nơi hoàn toàn xa lạ.  

Rome2Rio giải quyết rắc rối đó. Bạn chỉ cần nhập điểm đi (ví dụ Taipei Airport) và điểm đến (ví dụ Taipei Main Station), Rome2Rio sẽ cho bạn biết các phương tiện bạn có thể sử dụng, kèm theo giá tiền, và thời gian di chuyển. Rome2Rio có thông tin rất đầy đủ và cập nhật nhé. Yay, từ giờ khỏi phải nhức đầu về chuyện đi lại nữa.

.

.

(2) Quy đổi tiền: hãy cài Currency+ (hoặc một app currency converter tương tự)
Đã lúc nào bạn tới một nước khác và phải phát bực với khả năng tính nhẩm của bản thân khi cố gắng tính thử xem một món đồ này hay dịch vụ kia chuyển sang tiền Việt là bao nhiêu? Hay những lúc loay hoay lấy điện thoại ra bấm nhưng phát chán vì cứ luôn quên tỉ giá? Nếu câu trả lời của bạn là có thì bạn giống mình rồi đó. 🙂 Giải pháp của mình là cài Currency+, chỉ cần chọn loại tiền bạn muốn quy đối, nhấn số tiền, và ten ten, Currency+ sẽ trả lại cho bạn kết quả ngay lập tức.

Cái mình thích ở Currency+ là sự đơn giản của nó. Một số app khác cố gắng làm cho app tiện dụng hơn và khi đó “nhồi nhét” vào app những tính năng phức tạp quá mức cần thiết, khiến cho việc sử dụng app mất thời gian và rắc rối hơn. Currency+ nhờ sự tối giản của nó mà trở nên rất tiện lợi.

Bản free của Currency+ chỉ cho sử dụng 3 loại tiền và yêu cầu bạn nâng cấp để chuyển đổi được những loại tiền khác. Nhưng thật ra chúng ta không cần nâng cấp vẫn “đủ xài”. Cách làm là bạn vào mục Favorites (ngay cạnh mục Calculator ở thanh nh dưới cùng của app, chọn Edit, xóa loại tiền bạn không cần nữa đi, và thay vào đó bằng đồng tiền mà bạn muốn quy đổi. Voila

(3) Bạn có biết không có wifi/3G vẫn có thể dùng Google Maps để tìm đường?
Google Maps thì chắc hẳn không còn ai xa lạ nữa, và chắc bạn cũng đã cài sẵn trong điện thoại của mình. Khi ở nhà, Google Maps đúng là anh hùng cứu cánh. Nhưng khi ra nước ngoài nhiều bạn lại không mấy khi được đụng tới Google Maps, vì 3G không “sẵn” như ở nhà. Bạn có biết Google Maps không nhất thiết luôn đòi hỏi 3G mới sử dụng được? Google Maps có thể lưu offline map của một khu vực nhất định để bạn sử dụng không cần kết nối internet, sẽ tiện lợi nếu các địa điểm tham quan tụ lại khu đó. Ngoài ra, Google Maps chỉ cần kết nối internet để tìm đường từ điểm xuất phát và điểm đích mà thôi, Google Maps không cần internet để biết được vị trí của bạn. Do vậy, bí quyết của mình là khi ở khách sạn, mình sẽ search trước đường tới điểm đích và nhấn nút bắt đầu hành trình. Khi mình rời khỏi khách sạn, tuy internet không còn, nhưng chấm xanh (là mình) vẫn di chuyển, và nhìn vào vị trí của chấm xanh cho với đường Google Maps đã xác định từ đầu là mình có thể dễ dàng đến được nơi mong muốn.

(4) Đặt phòng khách sạn:
Mình cài app của Agoda, Booking.com, HostelWorld. 3 trang booking này mình đã nhắc đến nhiều lần ở các bài viết về du lịch khác. Ngoài ra mình cũng có cài cả Airbnb. Giống như taxi có uber thì đặt phòng có Airbnb vậy. Phòng ở Airbnb là do cá nhân cho thuê (ví dụ nhà họ có dư phòng trống). Cụ thể hơn về bí quyết sử dụng những app này một cách thông minh, mình sẽ chia sẻ ở bài viết sau về kinh nghiệm đặt phòng khi đi du lịch (các bạn chờ đọc nhé. 🙂 )

(5) Giao tiếp với người bản địa – dùng Google Translate: Đúng là Google Translate dịch có hơi “lọng cọng” nhưng nếu nước bạn tới tiếng Anh không thông dụng (ví dụ như Taiwan chẳng hạn) hoặc bạn không tự tin lắm về khả năng tiếng Anh của mình thì là Google Translate vẫn là một sự cứu cánh hữu ích. Tuy nhiên có một điểm hạn chế là bạn cần phải có kết nối internet mới sử dụng được. Nhưng không sao, trong một app khác ngay dưới đây mình giới thiệu, bạn không cần kết nối internet vẫn có thể có được các câu thông dụng bằng tiếng địa phương sẵn sàng.

(6) Lonely Planet: Từ điển các câu giao tiếp thông dụng bằng tiếng địa phương. 
Sẵn ưu thế là chuỗi sách hướng dẫn du lịch (travel guides) nổi tiếng toàn cầu, app của Lonely Planet tuy không chi tiết bằng sách nhưng cũng cung cấp những thông tin cần biết tuy súc tích nhưng khá bao quát và hữu ích. Trong guide về mỗi city đều có đủ các mục See (làm gì, đi đâu), Eat (ăn gì ở đâu), Sleep (đặt phòng khách sạn), Shop (mua gì ở đâu), Drink (bar, cafe,…), Play (hoạt động gì để tham gia), đi lại như thế nào (Transport), ước lượng chi phí mỗi ngày (Budget). Nhưng điểm mình thích nhất ở app này là phrasebook: một cuốn “từ điển” du lịch bao gồm những câu giao tiếp thông dụng được dịch sang tiếng địa phương, được chia thành những mục rất khoa học như “Transport” (những câu/từ sử dụng khi sử dụng phương tiện giao thông, tìm đường), “Accommodation” (những câu/từ sử dụng khi tìm khách sạn, đặt phòng, trả phòng,…), “Shopping” (câu/từ sử dụng khi mua sắm),… nên rất dễ tìm. Và chất lượng dịch thì sau khi xem thử các câu bằng tiếng Việt mình thấy yên tâm về sự chính xác. Bạn chỉ cần tìm câu mình muốn và đưa cho người địa phương xem. Hay hơn nữa là để xem phrasebook, bạn không cần kết nối internet (nên thay thế được Google Translate). Song bạn lưu ý là để xem được phasebook khi không có internet, bạn phải download city guide trước (ví dụ khi có wifi ở khách sạn), sau đó đừng thoát hẳn khỏi app, vì nếu bạn tắt hẳn rồi bật lại app, app sẽ yêu cầu bạn download lại city guide và lúc đó bạn lại phải có wifi/3G mới xem được.

(7) Tìm địa điểm đi chơi, kinh nghiệm du lịch: cài TripAdvisor. Trang này quá nổi tiếng rồi, mình không cần nói thêm. App là phiên bản thu nhỏ và thân thiện với màn hình điện thoại hơn nên sẽ tiện hơn khi hành lý chúng ta mang theo không có laptop.

(8) Gặp gỡ người địa phương: Couchsurfing
Một chuyến đi sẽ vui hơn và bạn sẽ hiểu thêm về nơi bạn đến nếu bạn kết bạn với người bản địa. Bạn có thể tìm gặp người địa phương trên Couchsurfing hoặc những trang web như travbuddy.com chẳng hạn. Bản thân mình thì thường dùng travbuddy vì tuy travbuddy không có app nhưng vì cộng đồng travbuddy nói chung nhỏ hơn nên mọi người cũng nhiệt tình trả lời và gặp gỡ hơn. Ví dụ trong chuyến đi Myanmar vừa rồi mình có làm quen với một anh bạn bản địa. Ảnh đã giải thích cho mình nhiều điều thú vị mà có tìm trên mạng cũng không có  (ví dụ tại sao mình để ý thấy tên của nhiều township ở Myanmar có từ Nyaung quá vậy).

Các bạn có biết app nào hữu ích thì cùng chia sẻ và gợi ý ở comment bên dưới nhé. Cám ơn các bạn. 🙂

8 thoughts on “Cài app điện thoại nào để du lịch nước ngoài tự túc là chuyện đơn giản

  1. Cám ơn chủ bút bài này, thật sự tối cần cho ai mê du lịch khám phá, mình hầu như tải hết các apps của bạn đề nghị, chúc chủ bút thật nhiều hạnh phúc, sức khỏe và thành công nhé

    Like

  2. Pingback: A – Z kinh nghiệm du lịch Đài Loan – Phần 2 – Chi phí, Chi tiêu ở Đài Loan | Summer Ocean Blog

  3. Pingback: A – Z kinh nghiệm du lịch Đài Loan – Hành lý cần mang & Mẹo giao tiếp với người Đài | Summer Ocean Blog

  4. Pingback: A – Z kinh nghiệm du lịch Đài Loan – Phần 4 – Đi lại ở Đài Loan | Summer Ocean Blog

  5. Chào bạn, cho mình hỏi khi cài app Currency+ bạn có nâng cấp lên phiên bản full để thêm đồng Việt k, vì nó chỉ cho phép dùng tối đa 3 loại tiền mà mình muốn thêm tiền ringgit và tiền Đồng? Cảm ơn bạn.

    Like

    • Mình không nâng cấp vì bản free vẫn đủ xài. 🙂 Cách làm: Bạn vào app, nhìn xuống thanh dưới cùng, vào mục Favorites, chọn Edit, rồi xóa loại tiền bạn không cần đi, add Ringgit vào là sử dụng được. Sau này đi Malaysia về rồi, bạn lại có thể xóa Ringgit đi, thay bằng loại tiền khác nhé.

      Like

Leave a comment