Dù cuộc sống không như ta kỳ vọng


Hôm trước ngồi chơi với Tlinh, lấy bút chì ra vẽ nguệch ngoạc lên tờ giấy với ý định là phác họa một con chó cute nhìn cho vui, nhưng cuối cùng chó chẳng thấy đâu, nhìn đi nhìn lại lại ra một con… mèo. :)) Hình như Tlinh có nói gì kiểu dạng như chị vẽ giỏi nhỉ, vẽ chó thành mèo. Cười bảo: “Cũng có sao đâu, trông con mèo này cute thế còn gì. Dù nó chẳng thành con chó, nhưng tóm lại vẫn đẹp, nhìn vẫn vui.”

Chẳng phải là vụng chèo khéo chống, mà chỉ nghĩ, đơn giản là cuộc đời cũng thế mà thôi.

Đôi khi chúng ta cứ quá ham muốn một cái gì, và cụ thể hóa nó quá đến mức cứ chăm chăm đạt được cái đấy thì thôi, mà không đủ cởi mở để tiếp nhận một cái không giống như ta tưởng lúc đầu, kết cục là bất mãn. Nhưng cuộc sống vốn là quá đa dạng để những điều vạch ra lúc đầu xảy ra y như dự định. Định vẽ chó lại thành ra vẽ mèo. Định làm cái này lại thấy mình rốt cục một ngày nào đó đang làm một thứ khác. Định đến một nơi nào đó nhưng một lúc nào đó lại thấy mình đang ở một nơi khác chỗ ấy rồi. Định tìm kiếm 1 ai đó nhưng một ngày lại thấy mình ở bên 1 người khác 100% những mong muốn của mình lúc đầu. Nhưng kết cục khác với lúc đầu không có nghĩa là nó không được tạo ra sự thỏa mãn cho bản thân mình. Vấn đề ở đây là cần phải đủ cởi mở để nhận ra rằng, dù trước mặt là hình vẽ một con mèo, nhưng nó cute và quan trọng là mình định vẽ ra để thấy vui, vậy dù nó có là con mèo nhưng mà nó cute, và nhìn lại mình thấy nhìn nó vui, thì thế nghĩa là đạt được mục đích rồi.

Giống như một vị nào đó đã nói, những bộ kinh Phật chỉ là ngón tay chỉ vào mặt trăng. Vấn đề chúng ta cần thật sự vươn tới và tập trung vào là mặt trăng, chứ không phải là ngón tay chỉ vào đó.

Đôi khi chúng ta quá vội vã để nhận ra điều gì làm cho mình hài lòng. Quá vội vã để chỉ nhìn thấy kết quả không như dự tính lúc đầu là đã vội vàng gạt phăng thứ trước mắt, dán nhãn “ko phải điều tôi muốn” vào thứ đó trong tâm trí mình để rồi bất mãn. Đôi khi giải pháp cực kì đơn giản:kiên nhẫn hơn một chút, cởi mở hơn 1 chút để thử nghĩ: “cái này có chút nào hay ho không”, hay “từ đã, biết đâu cái này có một tí xíu hay ho” để đừng vội gạt bỏ. Chính cái suy nghĩ “chờ 1 chút đã” này đã thay đổi cuộc sống của tôi đến không tưởng tượng nổi, và theo chiều hướng vô cùng tích cực.

Cuối cùng, nơi chúng ta đặt chân đến là do cả một chuỗi dài những bước chân đã đưa tới. Nó phù hợp với sự phát triển tự nhiên. Mà cái gì tự nhiên cũng sẽ đều là thứ mang lại sự hòa hợp, dễ chịu và hợp lí nhất. Áp đặt 1 cái gì khác với cái tự nhiên tất yếu ấy là tạo ra một sự mâu thuẫn giữa 1 thứ với những bước đi trước đó, mà mỗi bước đi trước đó lại là cái điểm đến được hàng vạn vạn những thứ khác dẫn dắt đến nó. Cứ như vậy, 1 sự áp đặt bất hợp lí là mâu thuẫn với mọi thứ xung quanh, mà từ mâu thuẫn là nơi nảy ra ngày càng nhiều bất mãn. Nói ngắn gọn, thứ gì tự nhiên nhất mà những gì chúng ta đã làm mang lại, là kết quả tốt đẹp nhất và hợp lí nhất dành cho chúng ta. Vậy tại sao phải đi thèm muốn 1 cái khác là ngọn nguồn bất mãn cho mình nữa, mà không tận hưởng những gì hợp lí nhất trước mắt mình? Có lẽ mỗi người trong số chúng ta đã từng đôi lần chợt nhận ra “hóa ra chuyện này lại tốt đẹp thế” hay “cái này hóa ra mới chính là cái mình cần” cũng để nhận ra rằng đôi khi chúng ta không biết trước được cái gì thật sự tốt cho mình.

Nói như vây không có nghĩa là cứ sống trôi dạt, để cuộc đời đi đến đâu thì đến. Làm mọi việc có mục đích, nhưng với tâm thế luôn săn sàng chấp nhận những thứ không như dự định, nhìn thực tế như nó vốn có.

🙂

Nói đi nói lại, là hãy nghĩ về những triết lí cơ bản nhất của Phật giáo. Chỉ cần thực hiện được 1 phần nhỏ thôi đã là đầy sự bình yên, hài lòng, và sức sống rồi. Không phải là cái gì thần thánh cả, đơn giản chỉ là một biện pháp cho tư duy, một con đường dẫn đến hạnh phúc và bình yên bằng nhận thức.

Với sự ngưỡng mộ và biết ơn vô hạn tới Buddha. Cùng với sự biết ơn chân thành tới Mac McGoldrick.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s