Độc lập trong suy nghĩ

Lại tiếp tục câu chuyện độc lập cá nhân đang dang dở ở bài viết trước (Nghĩ về độc lập cá nhân nhân ngày độc lập của Mỹ). Hải Hải sau khi đạt được 2 “cảnh giới” physical independence và financial independence là hí hửng lắm, cho là mình tự lực cánh sinh rồi đây. Dần dà rồi mới nhận ra, ah hóa ra mình chưa độc lập như mình nghĩ, vẫn còn phụ thuộc vào người khác nhiều lắm, nên lại tiếp tục phấn đấu đạt tới “cảnh giới” tiếp theo thôi. Cả bài này chỉ thảo luận một chuyện: độc lập trong suy nghĩ. Mark Twain có một câu này mà mình rất thích: “Whenever you find yourself on the side of the majority, it’s time to pause and reflect.” (Bất cứ khi nào bạn thấy mình cùng phe với số đông, thì đó là lúc nên dừng lại và suy ngẫm). Câu này có thể áp dụng vào đây.

Nghĩ về độc lập cá nhân nhân ngày độc lập của Mỹ

Mỗi quốc gia có một ngày để nhớ về và ăn mừng sự độc lập của quốc gia mình, sao mỗi cá nhân không có một ngày để kỷ niệm và ăn mừng sự độc lập của bản thân nhỉ. Một ngày như vậy, nếu có, đáng quan trọng và đáng ăn mừng không kém gì ngày sinh nhật cả, vì có những người sinh ra rồi lớn lên rồi cũng mãi đâu có tự đứng trên đôi chân của mình được, thì cũng có khác gì trẻ con. Trở nên độc lập, bởi vậy, mà chính là một bước tiến lớn đáng ghi nhận. Từ cái sự liên quan này, mà nhân ngày nước Mỹ tưng bừng bắn pháo hoa khắp nơi ăn mừng độc lập quốc gia, mình ngồi “bàn luận” chút xíu về tự lập cá nhân.

A conversation about confidence versus cockiness

The other day, I had this unexpected conversation on Facebook with a friend I made back in Colorado State University. I’m thankful for his sharp and informed response and argument that provoked me to think more deeply about what I meant, which, by consequence, helped me hone my vision of who I want to be. I have a feeling that sometime from now looking back, I’d likely find it to be one of such change-inducing moments. So I document it here for my own reference. And also, I hope it means something to you.