Phân biệt hai bài luận học bổng Fulbright


Gần đây có một số anh/chị/bạn có hỏi mình về kinh nghiệm apply học bổng Fulbright. Và trong lần làm speaker/panelist (diễn giả) buổi hội thảo về học bổng Fulbright tổ chức tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hồi đầu tháng 3, mình cũng có cơ hội nói chuyện với các ứng viên năm nay. Mình thấy hầu hết vào giai đoạn này thì các anh chị và các bạn rất quan tâm vấn đề viết bài luận như thế nào. Lý do là bài luận là một trong vài yếu tố mấu chốt nhất (nếu không muốn nói là mấu chốt nhất) để thành công ở vòng hồ sơ, trong khi mà deadline nộp hồ sơ năm nay đã sắp tới rồi và việc viết các bài luận application chưa phải là thói quen với học sinh, sinh viên nước mình.

Lưu ý là deadline của Fulbright năm nay là 15/5 nên nếu bạn nào có ý định đi học thì nhanh chân lên vẫn kịp nhé. Năm ngoái deadline của mình là 15/4 và cũng tới tận quá giữa tháng 3 mình mới chợt nhận ra là “oh, deadline hóa ra là còn chưa đầy 1 tháng nữa.” 🙂

Fulbright info session 2018
Fulbright Information Session at the US Embassy in Hanoi on March 2, 2018. Yours truly standing at the forth from the left.

Nhớ lại lúc làm hồ sơ Fulbright thì “tiết mục” bài luận này cũng là tiết mục đau đầu nhất đối với mình (có lẽ đối với ai cũng thế). Bản thân mình đã tốn đến gần 2 tuần trời mới hoàn thành xong cả 2 bài. Lúc đầu mình cũng không biết phải bắt đầu từ đâu, phải viết cái gì,… và loay hoay tìm đọc đủ mọi thứ có thể trên mạng. Sau khi vượt qua được “cửa ải” bài luận này thì mình cũng đã tích góp được một ít kinh nghiệm mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết này và bài viết tới (phải tách ra vì quá dài), hy vọng phần nào giúp được các bạn.

Bạn Trang Domino cũng là Fulbrighter khóa 2018 có một số bài chia sẻ về kinh nghiệm Fulbright trên blog của Trang mà mình cũng đồng tình, các bạn có thể tham khảo:

Phần 1: Bạn là ai? Và tại sao lại là bạn?

Phần 2: Giá trị của những mối quan hệ sâu sắc

Phần 3: Phỏng vấn – vòng quyết định

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về bước rất là đầu tiên (the very first step) để viết luận thành công: nắm rõ đề bài luận.

Phân biệt hai bài luận

Như bạn đã biết, Fulbright yêu cầu nộp 2 bài luận, 1 bài là Personal Statement, và 1 bài là Study Objectives. Nếu bạn nào đã từng nộp đơn vào các trường ở Mỹ thì chắc đã biết khái niệm bài luận SOP (Statement of Purpose) và trường chỉ yêu cầu có 1 bài thôi. Còn Fulbright yêu cầu 2 bài. Thật ra 2 bài này chính là một bài SOP mà bạn đã biết tách ra làm đôi. Vấn đề là tách ra như thế nào?

Nếu bạn cũng như mình hồi đó thì chắc bạn sẽ thấy 2 bài “hao hao” nhau, vì đọc đề cả 2 bài đều thấy yêu cầu chỉ ra (1) động lực/lý do đi học, và (2) việc học này phù hợp với quá khứ và dự định tương lai như thế nào. Vậy 2 bài này khác nhau ở đâu? Viết thế nào để không bị lặp lại ý?

Việc phân biệt 2 bài luận này là thử thách đầu tiên mà bản thân mình gặp phải. Mình còn nhớ hồi đó loay hoay search trên mạng rồi email hỏi Fulbrighter khóa trước. Nếu bạn cũng cảm thấy bị “bối rối” như mình thì đừng lo, you’re not alone – chúng ta đã có nhau. Và không chỉ chúng ta, xem ra cũng không ít ứng viên bị confused với chuyện phân biệt 2 bài luận này như mình với bạn. Bằng chứng là sự tồn tại của bài viết này trên trang web brightlinkprep.com mà hồi đó mình đã tìm được, thấy hữu ích và đã bookmark lại, các bạn có thể tham khảo thêm. Bằng chứng nữa là đây cũng là câu hỏi hôm trước mình nhận được, và không chỉ từ 1 người. 🙂

Quay lại câu hỏi chính: Vậy 2 bài này khác nhau như thế nào và phân bổ nội dung ra sao để không bị trùng lặp?

Cách tiếp cận 1:

Trong buổi giới thiệu thông tin về học bổng Fulbright ở Hà Nội đầu tháng, chị Hạnh – the coordinator of Fulbright program in Vietnam – có nói sự khác biệt là ở chỗ bài Personal Statement kể chặng đường từ quá khứ cho tới hiện tại, còn bài Study Objectives kể chặng đường từ hiện tại cho tới tương lai. Mình thấy đây là một cách chia rất hợp lý. Và mình đoán đây cũng là cách hầu hết ứng viên tiếp cận, vì chị Hạnh đã đọc qua bài luận của biết bao nhiêu thế hệ Fulbright.

Cách tiếp cận 2:

Bản thân mình thì cách chia hơi khác. Bài Personal Statement của mình là tóm tắt toàn bộ con đường từ quá khứ cho tới tương lai mà mình theo đuổi, cách viết là theo kiểu kể chuyện mang yếu tố cá nhân, nói lên động lực, niềm tin, và ước mơ khiến mình theo đuổi con đường ấy. Còn bài Study Objectives thì nói về mục tiêu & kế hoạch học tập của mình trong thời gian theo học tại Mỹ, tức là ngắn hạn hơn, và rất cụ thể cho giai đoạn 2 – 3 năm sắp tới.

Rất nhiều bạn theo cách tiếp cận 1 và thành công. Bản thân mình theo cách tiếp cận 2 (mình cũng không biết là có nhiều người theo cách này không) và cũng thành công. Như vậy bạn có thể thấy là không có một đáp án rập khuôn nào cả. Bạn có thể phân bố nội dung bạn viết theo cách phù hợp với bạn miễn là bạn trả lời được 3 câu hỏi lớn sau đây trong bài luận của bạn:

(1) Tại sao bạn muốn đi học ngành này? (Bao gồm 2 câu nhỏ hơn: tại sao đi học và tại sao ngành này)

(2) Đây có phải là một bước tiến triển cần thiết và tự nhiên trong con đường sự nghiệp của bạn? (Nói cách khác, nó có đúng là bước tốt nhất và cần thiết để nối liền quá khứ với tương lai sự nghiệp của bạn hay không)

(3) Bạn dự định làm gì/học gì để đạt đến tương lai bạn mong muốn đó? (Kế hoạch học tập)

Đọc essay mẫu:

Nếu bạn vẫn còn thấy hơi trừu tượng và chưa phân định được rạnh ròi thì không sao cả. Bạn có thể thử đọc essay mẫu, mà theo mình cũng là một cách tốt để có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa hai bài luận này. Sau đây là một số bài luận mà năm trước mình tham khảo và thấy hay nên đã bookmark lại:

Personal Statement: How personal?

Mình clarify thêm một chút về bài Personal Statement. Nói chung với người Việt mình thì bài luận này vẫn còn phần nào xa lạ. Nhất là khi từ nhỏ tới lớn, chúng ta quen được học cách viết văn “khách quan”, “khoa học”: không được dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nếu muốn thể hiện quan điểm cá nhân thì phải dưới dạng “người ta nói”, “có quan điểm cho rằng”,… (thật là cá nhân biết bao). Trong khi với người Mỹ thì tính cá nhân lại rất quan trọng, bạn được quyền thể hiện yếu tố cá nhân/đời tư của bạn, và được khuyến khích làm như vậy, ngay cả khi đó là trong môi trường professional/academic. Bạn thử mở một cuốn sách giáo khoa ra, dù là sách Springer thì cũng gần như luôn thấy ngay đầu sách tác giả đề tặng/cảm ơn gia đình, ba mẹ, vợ con cả. (Nhân tiện ngay cạnh mình có 1 cuốn sách giáo khoa đây, mình chụp lại minh họa luôn haha.)

 photo IMG_3605_zpse4dlwyrd.jpg
Đối với người Mỹ, tính cá nhân (personal) là quan trọng. Sách: trên: All of Statistics by Larry Wasserman; dưới: The road less travelled by M. Scott Peck

Nhưng yếu tố cá nhân này đóng vai trò như thế nào trong bài luận Fulbright? Hôm trước có một chị hỏi mình một câu rất thú vị: bài personal statement là về cuộc sống và quan điểm cá nhân? Câu trả lời của mình là đúng và chưa đúng.

Như mình vừa chia sẻ bên trên, tuy gọi là personal statement (tạm dịch là “tuyên ngôn cá nhân” đi haha) nhưng mục đích cuối cùng cũng là để nói về con đường sự nghiệp và giúp bạn trả lời 3 câu hỏi lớn mình vừa liệt kê bên trên. Nên nhân vật chính trong bài Personal Statement vẫn là professional goal. Yếu tố cá nhân trong bài cũng chỉ là nhân vật phụ và bối cảnh giúp cho nhân vật chính tỏa sáng và được nhìn nhận ở đa phương diện hơn mà thôi. Tính cá nhân thể hiện trong bài personal statement là động lực, là ước mơ, là quan điểm sống, là giá trị, là niềm tin,… là những gì rất cá nhân đối với bản thân bạn nhưng lại là một phần quan trọng trong con đường sự nghiệp mà bạn chọn. Nói cách khác nó là khía cạnh personal của câu chuyện professional của bạn. Bài Personal Statement không phải là để kể personal life của bạn một cách tự do, không trong bối cảnh professional nào cả.

Tại sao yếu tố cá nhân đó lại quan trọng? Mình sẽ đưa ra một ví dụ nho nhỏ dưới đây, đặt ra câu hỏi, và để bạn tự đưa ra câu trả lời cho riêng mình. 🙂

2 sinh viên y khoa, tạm gọi là sinh viên A và B, cùng đi học tại một trường đại học, cùng học một khoa, hiện tại thì cả 2 bạn đều có điểm phẩy (GPA) tương đương nhau, tham gia các hoạt động ngoại khóa tương tự nhau,… nói chung về mặt thành tích có thể nói là ngang bằng. Bạn nghĩ bạn sinh viên nào có tiềm năng sau này  thành công hơn?

Bây giờ bạn có thêm thông tin sau. Sinh viên A chọn học ngành y khoa vì từng mất người thân rất yêu quý trong gia đình, từ đó thấy ngành y thật quan trọng và cao quý, và ước muốn thành bác sĩ có thể giúp đỡ để không ai phải chịu nỗi đau mất người thân như sinh viên ấy đã từng trải qua. Sinh viên B chọn học ngành y khoa vì hiện giờ đó là ngành đang “hot” nhất, điểm đầu vào đại học cao nhất, thu nhập sau khi tốt nghiệp tốt nhất. Theo bạn, bạn sinh viên nào có tiềm năng thành công với sự nghiệp này hơn? Bạn sinh viên nào có tiềm năng cống hiến được cho xã hội qua sự nghiệp này nhiều hơn? Vì sao bạn lại cho là vậy?

Nói một cách Việt Nam (theo lời bác Hồ dạy 🙂 ) thì chúng ta phải vừa có đức lại vừa có tài. Anh Châu, Fulbrighter vài khóa trước, cũng từng chia sẻ với mình: “Fulbright looks for those who have a good heart and is willing to give those who have one a chance.” (“Fulbright tìm kiếm những người có tâm và sẵn sàng cho những người có tâm cơ hội.”) Mình hoàn toàn đồng ý với chia sẻ của anh Châu.

Nếu bạn có tâm 🙂 mình tin là bạn sẽ thấy nó vô cùng, vô cùng quan trọng. Fulbright cũng nghĩ như bạn. Vì vậy Fulbright cho bạn cơ hội để được nói lên điều đó. Đó là ở bài luận Personal Statement này.

Chúc các bạn thành công.

Bổ sung lưu ý thêm – chỉnh sửa ngày 06/04/2018:

Thật ra ngoài việc thể hiện cái tâm ra, thì cá tính (personality) và những sở thích cá nhân của bạn cũng có thể là một điểm cộng trong hồ sơ của bạn. Vì bạn thử nghĩ mà xem, ai cũng thích những người thú vị cả. Tuy vậy, thường người Việt mình chỉ chọn lọc cái gì liên quan đến công việc thì mới nói đến, còn những sở thích ngoài công việc thì không nhắc tới. Với người Mỹ thì khác. Người ta sẽ dễ ấn tượng với bạn và nhớ bạn hơn nếu bạn có một điểm gì đó đặc biệt và thể hiện bạn là một con người có cuộc sống nhiều màu sắc, nhiều tài năng. Nên nếu bạn có thành tích hay sở thích gì về thể thao, nghệ thuật,… thì đừng ngại ngùng  mà viết ngay vào trong bài personal statement này.

Bản thân mình thì trong bài luận personal statement, mình đề cập đến blog này. 🙂 Trong resume của mình, mình cũng để địa chỉ bài blog này. Và thú vị là nó trở thành “miếng trầu mở đầu câu chuyện” một lần khi một bác owner của một công ty gặp mình để “nói chuyện” trước khi tuyển mình vào làm dự án. Cuộc nói chuyện bắt đầu bằng: “I’ve checked your blog out. It looks pretty cool.” Và thế là cuộc phỏng vấn bắt đầu, trong một không khí rất rôm rả và thân mật.

***

Trong bài viết sau (xem tại đây) mình sẽ chia sẻ về kinh nghiệm viết hai bài luận Fulbright của mình và những đúc kết sau mình rút ra:

  • Xác định hình tượng bản thân mà bạn muốn truyền đạt
  • Dành nhiều thời gian suy nghĩ và lên ý tưởng
  • Có một “đội ngũ” hỗ trợ là vô cùng hữu ích – mình nghĩ đây cũng là điểm khác về kinh nghiệm viết bài luận của mình mà mình chưa thấy chia sẻ ở đâu cả, đồng thời mình nghĩ cũng là bí quyết lớn nhất giúp mình thành công với bài luận của mình 🙂

11 thoughts on “Phân biệt hai bài luận học bổng Fulbright

  1. Em cảm ơn chị Hải đã chia sẻ. Ngoài truyền cảm hứng, bài viết còn hướng dẫn em rất cụ thể trong những bước đầu tìm hiểu học bổng và chuẩn bị hồ sơ ạ. Em chúc chị sức khoẻ.

    Like

  2. Pingback: Viết cho những tháng năm tuổi trẻ đẹp đẽ…. – Tu Anh (T.A) s' blog

  3. Cám ơn chị đã chia sẻ nhé chị. Em may mắn được dự hội thảo đầu tháng 3 ở HN trong đó có chị tham gia. Quả thật là em rất ấn tượng với một chị Hải cá tính và giỏi giang. Em viết mãi vẫn chưa xong bài luận, cảm thấy có hơi nản. Đọc bài của chị đã có thêm 1 chút gợi ý để hoàn thành nó. Chúc chị tháng 4 vui vẻ. ^^

    Like

    • Oh, cám ơn Mai. 🙂 Viết bài luận đúng là vật vã thật em ạ. Năm ngoái lúc chị hoàn thành xong bộ hồ sơ, chị nghĩ dù có không được học bổng thì hoàn thành xong bộ hồ sơ này cũng là such an accomplishment rồi haha. Chúc em sớm hoàn thành được hai bài luận của mình. Có thắc mắc gì mà chị có thể giải đáp giúp em viết luận được tốt hơn thì cứ nói chị nhé.

      Like

  4. Pingback: Kinh nghiệm viết luận học bổng Fulbright | Summer Ocean Blog

    • Thanks em. 🙂 2 tuần chị gần như không ra khỏi nhà, chỉ có ở trong phòng ôm laptop thôi ấy. :)) May mà trước đấy chất đầy một tủ lạnh. Đến lúc viết xong là người ngợm đờ đẫn mà nhà cửa cũng tanh bành haha.

      Liked by 1 person

      • chào em, năm nay chị cũng đang chuẩn bị cho mùa học bổng năm sau, cái gì cũng mông lung, cái gì cũng thấy khó, nản ghê lắm cơ ấy

        Like

Leave a comment