Theo những nhà chủ nghĩa nhân văn thì con người là những sinh vật rational. Thế nhưng thật sự con người có rational hay không? Theo mình thì là không, bởi một cách toán học mà nói, chỉ cần chỉ ra 1 trường hợp không thỏa mãn là mệnh đề đó sai rồi. Hãy xét đến vấn đề gia đình của phụ nữ.
Phụ nữ là con người, mà theo quan điểm trên, con người rational, suy ra phụ nữ cũng rational. Họ hành động dựa trên cơ sở lợi ích và chi phí, khi lợi ích lớn hơn hoặc ít nhất là bằng chi phí thì họ mới thực hiện một hành động nhất định nào đó. Cho rằng khi một người phụ nữ lấy được một người chồng thì họ rational. Thế nhưng không phải người nào được gọi là chồng cũng là chồng, mà có khi chỉ là “giai nuôi trong nhà.” Vậy trong trường hợp phụ nữ không lấy được chồng, mà lấy phải “giai nuôi trong nhà” thì liệu họ có rational hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi này cần phải làm rõ 2 khái niệm kinh tế khác. Đó là substitute và alternative.
Thứ nhất, substitutes là những sản phẩm cùng loại, cùng đáp ứng một nhu cầu. Ví dụ, vào tiệm cà phê gọi trà nhài mà không có thì ta có thể chuyển sang trà bạc hà. Trà bạc hà và trà nhài cùng là trà và cùng phục vụ nhu cầu giải khát hoặc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ “thanh toán tiền thuê chỗ ngồi” một cách tinh tế. Khi đó, trà nhài và trà bạc hà là substitutes cho nhau.
Thứ hai, alternatives là những sản phẩm khác loại, nhưng cùng đáp ứng một nhu cầu. Ví dụ, gọi trà nào cũng không có thì ta có thể chuyển sang gọi sinh tố. 2 thức uống này không cùng loại nhưng cùng đáp ứng nhu cầu như đã nêu bên trên, vì vậy, chúng là alternatives của nhau.
Quay lại mặt hàng “giai” thì có thể thấy substitutes và alternatives thực sự là đầy rẫy trên thị trường.
Về substitutes, nghĩa là sản phẩm cùng loại, thì nhiều vô số kể. Chồng tìm mới khó, chứ một khi đã là giai thì đâu có thiếu gì. Bất kì một ai có giới tính nam đều là sản phẩm cùng loại, và như vậy, có thể trở thành substitute được.
Về alternatives, vấn đề nhấn mạnh là tuy khác loại sản phẩm nhưng công dụng thì tương tự, vì vậy ta hãy xét theo công dụng của mặt hàng “giai”. “Giai nuôi trong nhà” thì có 2 công dụng cơ bản: làm việc nặng trong gia đình và đáp ứng nhu cầu tình dục.
Về chức năng làm việc nặng trong nhà như sửa điện, sửa nước,.. thì alternatives có thể là thuê thợ điện, thợ nước tới sửa sau đó thanh toán tiền dịch vụ, hoặc là có mối quan hệ hữu hảo với hàng xóm, với bạn bè khác giới để có thể nhờ vả.
Về chức năng đáp ứng nhu cầu tình dục thì quả là cũng không thiếu gì alternatives cả. Muốn tìm đàn ông thực hiện chức năng này thì đâu có khó, hơn nữa chi phí vô cùng là rẻ, thậm chí là không hề tốn chút chi phí nào. Bởi thông thường, đàn ông phải mua chuộc phụ nữ để cùng làm chuyện này, trong khi cả kể là phụ nữ đề nghị, hiếm khi phụ nữ phải “trả công” đàn ông. Còn nếu như không muốn chịu “chi phí” là sự đàm tiếu, dèm pha của xã hội thì phụ nữ có thể sử dụng đến đồ chơi tình dục để đáp ứng nhu cầu trên.
Có thể thấy đối với mặt hàng giai thì substitutes và alternatives không những vừa đa dạng lại có chi phí vô cùng rẻ, ít nhất là so sánh tương đối với chi phí sử dụng “giai nuôi trong nhà.” Dù là tiền phí dịch vụ sửa chữa cho thợ điện, thợ nước,… có cao đến đâu thì cũng không sánh được với chuyện hàng ngày phải hầu hạ đủ thứ cho “giai nuôi trong nhà”: từ đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, là lượt cho anh ta, đến chuyện tết nhất phải lo đối nội đối ngoại cho anh ta để trong ấm ngoài êm, mọi người đều hài lòng, khen ngợi.
Không trách được là phụ nữ irrational khi họ lấy phải “giai nuôi trong nhà” trong khi ý định rất rational là lấy chồng, bởi đối với mặt hàng này thì khó có thể đánh giá thực chất giá trị của sản phẩm trước khi sử dụng. Đây chính là information deficiency, một trong những lí do dẫn đến market failure, và trong trường hợp này, là sự “lấy nhầm” rất đáng tiếc. Thế nhưng một khi đã thông qua sử dụng, đánh giá được lợi ích và chi phí, mà vẫn rất nhiều phụ nữ thay vì li hôn và chuyển sang sử dụng substitutes và alternatives thì vẫn duy trì hôn nhân, chịu đựng chi phí cao hơn rất nhiều cho một lợi ích tương đương. Tại sao họ vẫn chịu trả chi phí cao như thế cho những kẻ bất nhân bất nghĩa, vô ơn bội bạc không biết đánh giá thực chất giá trị của vợ con? Những phụ nữ này chính là ví dụ cho việc con người không rational như các nhà chủ nghĩa nhân văn đề xuất.
Phân tích trên cũng có thể hé mở một lí do cho câu hỏi vì sao ở Mĩ, tỉ lệ li hôn cao hơn ở Việt Nam? Có thể ở Mĩ, những học thuyết kinh tế phổ biến hơn, những khái niệm kinh tế cơ bản trên được nhiều người biết và ứng dụng hơn, nên tỉ lệ phụ nữ rational cao hơn so với ở Việt Nam. “Trong 1.000 người Mỹ, tỷ lệ ly hôn đã đạt 3.4” đưa Mĩ tới vị trí thứ 5 trong 10 nước có tỉ lệ li hôn cao nhất thế giới, theo http://vtc.vn/321-273446/suc-khoe-gioi-tinh/10-nuoc-co-ty-le-ly-hon-cao-nhat-the-gioi.htm. Trong khi đó, tỉ lệ tương đương ở Việt Nam là 4.8 trên 100 hôn nhân, tức là 0.48 trên 1000, so với 3.4 trên 1000 của Mĩ (theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_qu%E1%BB%91c_gia_theo_t%E1%BB%B7_l%E1%BB%87_ly_h%C3%B4n)
Thông qua bài viết này, mình thật sự hi vọng những phụ nữ Việt Nam, ít nhất là những người được đào tạo về kinh tế như mình, sẽ ứng dụng được những điều đã học vào cuộc sống, đưa ra những quyết định rational hơn, ít nhất là để phục vụ lợi ích của chính bản thân, sau đó là để subsidy của chính phủ vào lĩnh vực giáo dục khỏi là một sự đầu tư uổng phí. 😉
Tối qua chị mình có hỏi: “Em có lấy chồng không?”, có lẽ là đã bắt đầu thấy được sự nghiêm túc và quyết tâm của mình sau nhiều năm tuyên bố rằng sau này sẽ sống một cuộc sống độc thân, còn vui vẻ hay không thì chưa chắc. Câu trả lời của mình là: “Có lẽ là phải vậy thôi, không thì bố mẹ em khóc hết nước mắt mất.” Thế nhưng câu trả lời thật ra phải là: “Hi vọng là em có thể lấy được chồng”, bởi mọi người thấy đấy, phụ nữ hoàn toàn có thể lấy phải “giai nuôi trong nhà” trong khi thực ra người họ muốn lấy là chồng.
Đệ tử cô Ánh đây mà =}} bất cứ gì cũng có thể đem hôn nhân-gia đình vào. Nhưng bài viết sác sảo lắm ^^
LikeLike