Chuyện mới đến Sài Gòn


Nhân thể đã làm việc hơi chăm chỉ nguyên 1 tuần, và đã làm việc chăm chỉ nguyên 1 buổi sáng, mình quyết định bắt đầu làm mấy trò nhảm nhít. Đó là viết cái note này. :))

Một số thứ hay, ah ko hẳn là hay, là mình thấy khác khác Hà Nội là:

1) Một đống từ mới. Mình như học thêm ngoại ngữ ý. :)) Thỉnh thoảng chả hiểu gì. Kiểu như một ngày mà không hỏi “từ đấy có nghĩa là gì ạ?” 1 lần thì chưa xong 1 ngày. Cái từ mà mình thấy kì cục, lạ lùng nhất là “giục” hoặc là “dục” thì đó, có nghĩa là vứt đi. Ngồi trong văn phòng, thỉnh thoảng lại nghe mấy anh chị bảo: “Cái nào không dùng nữa thì giục/dục đi”, “tụi nó dùng xong là giục/dục”, “chắc nó giục/dục rồi”… kiểu kiểu vậy. Một số ví dụ khác như là: “dí” hay là “gí” có nghĩa là giục giã (bị dí/gí là bị giục, hic), “mem mém” là hơi hơi, “xe đò” (trời ơi cuối cùng đã hiểu) hóa ra là xe khách,…

Thỉnh thoảng còn có từ tuy nghe đã quen tai nhưng hóa ra lại nghĩa khác với nghĩa mình hiểu, thế mới ghê. Một hôm mưa gió, xe mình lên cơn dở hơi gì đó (bị khô thể loại dầu nào đó), có mấy anh xông vào sửa cho, xong bảo: “Thôi em đi đi, mà xe em bị mềm này, mai mang qua đây.” Mình trố mắt ra hỏi: “Bị mềm là sao hả anh?” “Là không cứng đó.” Mắt mình cứ gọi là tròn tròn dẹt dẹt. Về nhà nghĩ mãi thì nghĩ ra xe bị mềm chắc là… bánh bị non hơi, hic.

Mức độ nhẹ nhất là từ cũ, nghe hiểu, nhưng nghe ko quen tai mấy. Ví dụ thay vì “bày ra” thì mọi người hay nói là “trưng”. Ví dụ: “cái chai sữa tắm này xấu quá chị ơi, trưng lên nhìn nó ko có đẹp.” Hay là “ngửi/ngửi thấy” thì toàn nói là “nghe” không à. “Cái loại đó thơm lắm, người ta ngồi bên cạnh mình người ta cũng nghe.” “Đỗ xe” thì là “đậu xe”, “gọi” thì là “kêu”, “giò” thì là “chả”, “trứng gà” thì là “hột gà”, “sữa chua” thì là “ya-ua”,… dạng dạng vậy.

2) Từ “đồ” dường như là thống trị vậy. Gần như cái gì cũng có từ “đồ” vậy. Ví dụ cái dập ghim thì kêu là “đồ bấm”. :))

3) Từ “vâng” đơn giản là không được dùng. Mọi người chỉ nói “dạ” thôi. “Dạ vâng ạ” thì càng đặc trưng miền Bắc luôn. Từ đầu mình ko quen, cứ “vâng”, “vâng”,… Mấy hôm sau quay sang nói “dạ” lại thành quen. Đến lúc có cô ở ngoài Bắc gọi điện vào hỏi chuyện, mình nói “dạ” cô lại tưởng là hỏi lại, lại nhắc lại câu hỏi, mình lại phải nhớ ra bảo “vâng”. :))

4) Sai chính tả tùm lum. :)) Ra ngoài đường, nhìn mấy cái biển báo sai dấu ngã với dấu hỏi là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa, không cần phải ngạc nhiên. Cả kể mấy cái biển trước mấy tòa nhà to đùng thông báo về việc đỗ xe các kiểu cũng sai tùm lum không bàn cãi luôn.

5) 1 trong những hệ quả của điều bên trên. Mọi khi mình đi dọc đường toàn là mấy quầy bán “sữa bắp”, “sữa bắp”,… khắp nơi nơi nên thành ra bị… ám ảnh. Một lần đi qua hàng ghi chữ “sữa mũ”, phản xạ đầu tiên của mình là “ko biết sữa mũ là loại nước uống gì nhỉ?” Định thần nhìn lại thì thấy 1 đống mũ bảo hiểm xung quanh. =))

6) Thỉnh thoảng dọc đường lại có 1 cửa hàng chuyên bán bao cao su, bật đèn đỏ đỏ hồng hồng. Nguyên do là mình cực kỳ, cực kỳ kỳ thị mấy cái đèn đỏ đỏ hồng hồng nên y như rằng là rất hút mắt, đi qua cửa hàng bán bao cao su nào là biết ngay. :)) Hôm mới vào nhìn thấy, cứ gọi là trố mắt ra: “Lại còn có nhiều loại bao cao su đến thế để trưng được thành cả 1 cửa hàng cơ ý.” Cũng háo hức vào thăm quan để mở rộng tầm mắt lắm, mà chưa có gan. :))

7) Đi ăn trưa hay được miễn phí trà đá. Cứ ngồi vào bàn là có trà đá bưng ra, khỏi phải gọi, cũng không bị tính tiền. Ăn cơm ngoài tiệm thì còn có canh miễn phí, cơm thêm miễn phí nữa chứ. Như team mình hay đi ăn ở mấy quán gần công ty thì còn có cả đồ ăn tráng miệng miễn phí nữa. Tóm lại chỉ phải trả tiền món ăn thôi.

8) Gần như mỗi món ăn lại có một loại nước chấm riêng, mắm này mắm khác mình cũng không nhớ hết được, đủ các loại màu sắc, nguyên liệu luôn. Đầu óc ngu thộn về ẩm thực của mình chỉ nhớ được có 2 thứ: mắm khô quẹt (cái này chấm rau luộc, ngon rụng rời, rụng rời, rụng rời,…) với cả mắm me chua chua ngọt ngọt. Hèn gì mà mấy chị đồng nghiệp than là đồ ăn Bắc kém tinh tế, món nào món nào cũng mỗi 2 loại nước chấm: 1 là mắm ớt chanh tỏi (hoặc các biến thể bớt 1 hoặc vài thành phần ớt – chanh – tỏi) và 2 là bột canh tiêu chanh ớt. :))

Giờ nhảm nhít kết thúc tại đây. :))

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s